Cơ chế phát sinh Exitron

  • Exitron là kết quả của AS, trong đó các intrôn thường được cắt ra khỏi chuỗi ARN trước, còn êxôn vẫn nằm trong chuỗi và được dịch thành prôtêin. Trình tự tương tự trong chuỗi mRNA trước có thể được coi là intrôn hoặc êxôn tùy thuộc vào prôtêin mà tế bào muốn tạo ra. Kết quả là các chuỗi mARN cuối cùng khác nhau được tạo ra và một lượng lớn prôtêin có thể được sản xuất từ một gen duy nhất.[5] Đột biến có thể thay đổi cách thức cắt và nối các chuỗi, kết quả là tạo ra chuỗi pôlynuclêôtit có cả intrôn và êxôn.[6] Những đột biến này có thể do tác nhân phóng xạ, chất độc gây trực tiếp hoặc qua biến đổi nội môi. Các đột biến này gọi là đột biến nối (splicing mutation), đã được tìm thấy khoảng từ 15-60% các bệnh di truyền ở người.[2][7]
  • Trong số 1002 cây Arabidopsis và 923 người đã nghiên cứu, thì thấy các exitron có kích thước là bội số của 3 nuclêôtit. Việc dịch mã các chuỗi  này đã dẫn đến các prôtêin bị biến đổi do ảnh hưởng đến một số miền của prôtêin, hoặc gây rối loạn vị trí axit amin sau sửa đổi, nên ảnh hưởng nhiều đến chức năng prôtêin tương ứng.[2]
  • Một số exitron có nguồn gốc từ êxôn ở gen mã hóa của tổ tiên. Do đó, nhìn chung thì các cấu trúc exitron là một chiến lược được bảo tồn để tăng độ mềm dẻo của prôtêin ở sinh vật và được bảo tồn trong tiến hoá.[2][1]
  • Ở cây xanh, ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến nhiều quá trình khác nhau. Người ta cũng nhận thấy điều kiện chiếu sáng ảnh hưởng đến AS của một số gen sau phiên mã.